Việc cài đặt hệ điều hành Windows đối với MacBook đã có từ lâu và hoàn toàn có thể thực hiện được. Đây có thể là một trải nghiệm đáng để thực hiện, đặc biệt với những ai sử dụng quen với hệ điều hành macOS hoặc đối với dân yêu thích công nghệ muốn tạo ra những trải nghiệm mới mẻ. Theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi để xem hướng dẫn cài giả lập Windows trên Macbook M2 thuận tiện và hiệu quả nhất.
Chạy hệ điều hành Windows trên Macbook M2 có được không?
Đối với dòng sản phẩm mới nhất của ông lớn Apple – MacBook M2, các bạn có thể cài đặt được các bản như: Win 10 hoặc Win 11 phiên bản ARM.
Việc sử dụng Windows trên Macbook M2 sẽ hỗ trợ nhiều hơn dành cho công việc, học tập và đặc biệt là nhu cầu giải trí bởi nó sở hữu nhiều ứng dụng mà macOS hiện vẫn chưa cài đặt. Điển hình có thể kể đến như: phần mềm Revit, 3ds Max …
MacBook M2 được lắp đặt con chip Apple Silicon thế hệ mới, điều này giúp máy có thể tối ưu hiệu năng nên chạy Windows trên máy ảo có thể được như laptop i7 thế hệ thứ 9, đây là kết quả của một quá trình thử nghiệm.
Chính vì thế chẳng có điều gì mà dân yêu công nghệ lại không thử trải nghiệm 2 hệ điều hành trên cùng 1 thiết bị cả. Điều này sẽ giúp các bạn có được những khám phá mới mẻ và thú vị khi được sử dụng thật nhiều các ứng dụng hay ho từ cả 2 hệ điều hành.
Hướng dẫn cài giả lập Windows trên Macbook M2 nhanh chóng
Thời điểm hiện tại có 2 cách cơ bản để cài đặt Window trên Macbook M2 mà các bạn có thể sử dụng:
Sử dụng VMWare Fusion
Để tải về VMWare Fusion Tech Preview, bạn cần đăng ký tài khoản trên trang chủ.
Bộ cài Windows ARM bản ISO: sử dụng cho Windows 10, Windows 11
Bước 1: Cài phần mềm
Cài phần mềm VMware Fusion lên thiết bị Macbook M2 của mình, tiếp đến là khởi chạy chương trình. Ở bước này phần mềm sẽ đòi hỏi các bạn cung cấp key, nhập key 50292-0HH0J-H8EJ3-0A8A2-0DK20 hoặc một cách khác ấn Get a Free License Key và tiếp tục làm theo hướng dẫn
Bước 2: Mở khóa bảo mật
Tìm mục System Preferences, sau đó mở Security & Privacy, tìm Accessibility trong mục Privacy. Sau quá trình mở khóa bảo mật, các bạn tích vào VMware Fusion và cuối cùng là tắt cửa sổ.
Mở lại phần mềm VMware, kéo tệp ISO Windows 11 đã chuẩn bị sẵn vào Drag your ISO file, tiếp đến mọi người nhấn Continue.
Sau đó ở mục lựa chọn hệ điều hành các bạn chọn Windows 11 64 bit Arm, tiếp tục nhấn Continue, ở phần Choose Firmware Type thì để mặc định.
Lựa chọn hệ điều hành các bạn chọn Windows 11 64 bit Arm
Click vào ô Auto Generate Password, sau đó nhấn chọn Continue.
Bước 3: Cài đặt Windows 11
Vào thư mục Customize Setting để tiến hành chỉnh sửa cấu hình máy ảo bao gồm các thông số như CPU, Bộ nhớ, Ram sau đó ấn Finish để hoàn tất.
Đi tới cửa sổ Setting, chọn mục Processors & Memory và Hard Disk. Ở các mục này các bạn có thể điều chỉnh thông số về RAM, số lõi CPU.
Ấn vào biểu tượng Play để tiến hành cài đặt quá trình.
Ở phần Windows Setup các bạn chọn Windows 11 Pro. Sau khi ấn vào ô “Next” và chọn Install Windows Only tại phần yêu cầu kế tiếp “Which type of installation do you want?” lúc này các bạn chỉ cần ngồi đợi thiết bị cài đặt hệ điều hành.
Chọn Install Windows Only
Bước 4: Cài đặt driver, mạng
Cửa sổ tiếp theo xuất hiện là “Let’s connect you to a network”, các bạn nhấn chọn vào ô “I don’t have Internet”. Sau đó chọn “Continue with limited setup”, điền các thông tin như tên, mật khẩu và tiếp tục đợi Windows setup hoàn chỉnh.
Chọn vào ô “I don’t have Internet”
Sau đó nhấn vào ô biểu tượng Windows, xuất hiện thanh tìm kiếm công cụ thì gõ “PowerShell”, sau đó ấn “Run as administrator”
Ấn “Run as administrator”
Thực hiện gõ lệnh Set-ExecutionPolicy RemoteSigned, tiếp sau đó nhấn Enter, và chọn Y để đồng ý quá trình.
Chọn Y để đồng ý quá trình
Trong mục Virtual Machine, lựa chọn “Install VMware Tool”, sau đó nhấn “Install” để có thể gắn ổ đĩa ảo. Sau đó tiến hành mở File Explorer
Lựa chọn “Install VMware Tool”, sau đó nhấn “Install”
Mở File Explorer, lựa chọn mục “DVD Drive”, kéo xuống dưới cùng sẽ có thể thấy tệp Setup, các bạn nhấn chuột phải vào tệp đó, sau đó chọn “Run with PowerShell”
Chọn “Run with PowerShell”
Cuối cùng là ấn “Yes” để có thể cài đặt các Driver cần thiết đối với thiết bị
Ấn “Yes” để có thể cài đặt các Driver
Hướng dẫn cài giả lập Windows trên Macbook M2 sử dụng Parallel Desktop
– Bước 1: Thực hiện tải phần mềm Parallel Desktop về thiết bị Macbook M2.
– Bước 2: Ấn vào MỤC “Download free trial” để có thể dùng thử trong vòng 14 ngày. Với từng thông báo cấp quyền dành cho Parallels xuất hiện, các bạn chỉ cần ấn vào “Ok” hoặc “Next” để tiến trình được tiếp tục thực hiện.
– Bước 3: Chọn file ISO Windows 11 đã chuẩn bị sẵn trên máy.
Nếu trường hợp file ISO ko hiện phiên bản Windows thì các bạn hãy chọn tích chọn vào ô trắng đầu tiên
Chọn tích chọn vào ô trắng đầu tiên
Tại màn hình Customize sẽ đưa ra thông tin mặc định máy ảo chỉ sở hữu 3GB ram và 2 Core. Nếu như không quan tâm các bạn có thể giữ nguyên hoặc thực hiện tăng lên tùy vào yêu cầu sử dụng.
Tăng giảm dung lượng tùy chỉnh
– Bước 4: Chọn vị trí để lưu file và cấu hình dành cho máy ảo
– Bước 5: Cài đặt đúng như máy Windows theo quy trình bình thường, trong khi cài đặt driver với Parallel Desktop thay vì cài thủ công như VMWare, phần mềm sẽ tự độ cài đặt.
Kết luận
Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cài giả lập Windows trên Macbook M2 khá chi tiết và cụ thể trong nội dung trên. Hy vọng với những thông tin hữu ích này các bạn có thể sử dụng song song 2 hệ điều hành trên chiếc M2 của mình. Chúc các bạn có được các bước cài đặt thành công và không bị lỗi nhé!
Bạn có thể quan tâm: Top phần mềm quay màn hình cho Macbook